NHỮNG LÝ DO NÊN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN VÀO THỜI ĐIỂM NÀY

24-04-2020 by Admin

1. TÌNH HÌNH HIỆN TẠI

Với tình hình  dịch covid - 19 đang lan rộng trên toàn thế giới và ngày càng diễn biến phức tạp, xu hướng kinh tế bị ảnh hưởng chung là điều hiển nhiên. 

Đại dịch gây ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế hiện tại

Sự ảnh hưởng của dịch đang khiến cho nhiều ngành bị ảnh hưởng nặng nề, có thể kể đến các ngành như đầu tư tài chính, thương mại dịch vụ, xuất nhập khẩu, sản xuất công nghiệp, hàng không dân dụng, du lịch, năng lượng, giao thông vận tải… Bên cạnh đó, các ông lớn như Apple, Samsung, Facebook, Microsoft,... cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do cổ phiếu đang rớt giá mạnh. Ngoài ra, các chuỗi cửa hàng liên tục đóng cửa do người dân siết chặt chi tiêu, chuyển cầu sang các ngành như nhu yếu phẩm, y tế,...

Đứng trước tình hình chung, các nhà đầu tư thật sự đau đầu khi chứng khoán, bitcoin, vàng, ngoại tệ và gửi tiết kiệm ngân hàng liên tục rớt giá. Và trong lúc khó khăn này, bất động sản dường như đang được coi là kênh đầu từ sáng giá nhất cho tới thời điểm hiện tại. Vậy lý do tại sao các nhà đầu tư nên chọn bất động sản để đầu tư vào lúc này?

 

2. LÝ DO NÊN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN TẠI THỜI ĐIỂM NÀY?

Có khá nhiều lý do khiến các nhà đầu tư cảm thấy e dè và lo sợ khi xuống tiền đầu tư tại thời điểm này, và chúng ta đều biết đây là tình hình tâm lý chung. Trong thực tế, “sợ hãi” và “tham lam” là yếu tố tâm lý tạo nên thị trường, và nó cũng là 1 trong những yếu tố quan trọng tạo nên quyết định của khách hàng. Vì vậy, khi mà tình hình thực tế người ta càng lo sợ thì cơ hội của các nhà đầu tư càng nhiều. 

 

 

Nguyên tắc làm giàu của Warren Buffett - người được tạp chí Forbes xếp ở vị trí người giàu thứ tư thế giới

 

Cùng với đó, khi phân tích các yếu tố khác, thì có thể nói bất động sản chính là kênh đầu tư tốt nhất hiện nay: 

Lý do đầu tiên, Bất động sản không bao giờ giảm giá. Có thế thấy, khi thị trường bất động sản “nguội lạnh”, giá bất động sản chỉ đứng lại ở 1 điểm nhất định và chờ cơ hội bùng giá. Theo số liệu thống kê tình hình giá đất từ năm 1987 tại Việt Nam đến nay, ở Hà Nội đã có 42 lần tăng giá và TP.HCM là 27 lần tăng giá (mặc dù tính từ 1987, Việt Nam bị ảnh hưởng đến 2 lần khủng hoảng kinh tế là 1998 - 1999 và 2007 - 2009).

Giá "đáy": Đối với thời điểm này, giá bất động sản hầu như không tăng, và được xem như là giá “đáy” - giá ở điểm hòa vốn của chủ đầu tư, nghĩa là nếu đầu tư tại thời điểm này, các nhà đầu tư sẽ có cơ hội thu về lợi nhuận cao vì giá hiện tại là khá “rẻ” và sự cạnh tranh rất thấp ở việc được lựa chọn các sản phẩm "giá tốt" với mức giá từ thấp đến cao. Cộng thêm các chính sách ưu đãi của ngân hàng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong thời điểm dịch, đây sẽ là thời điểm cực tốt cho các nhà đầu tư dài hạn.

Lựa chọn "vàng": Hiện tại, khi tâm lý lo lắng của người dân tăng cao, thì xu hướng cầu dự trữ tiền mặt cũng tăng cao - và đầu tư chung sẽ giảm, nên việc cung - cầu bất động sản ở thời điểm hiện tại sẽ có sự chênh lệch. Vì vậy mà sự lựa chọn của nhà đầu tư sẽ nhiều hơn và tốt hơn, cũng như kỳ vọng cho việc thay đổi cung - cầu về bất động sản sau mùa dịch cũng sẽ có xu hướng thay đổi có lợi cho các nhà đầu trong thời điểm này.

Yếu tố tâm lý tác động đến quyết định mua của khách hàng

Tâm lý "xõa" sau dịch bệnh của người dân sẽ dẫn đến kích cầu: Đối với Việt Nam, tình hình kiểm soát dịch hiện tại là khá tốt, và chúng ta có hy vọng khoảng từ 4 - 6 tuần tới, khi tình hình ổn định, tâm lý “xõa” của người dân sẽ nhanh chóng tăng trở lại, thậm chí là cao hơn so với trước khi có dịch bệnh. Điều này dẫn đến cầu của người dân tăng và kinh tế sẽ sớm khởi sắc trở lại. Và khi kinh tế phát triển, thị trường bất động sản lại trở nên sôi động, giá bất động sản tăng cũng là điều dễ hiểu.

Tuy nhiên, khi đầu tư trong thời điểm này, sẽ có những bất lợi nhất định cho các nhà đầu tư. Có thể kể đến ảnh hưởng lớn nhất chính là tính thanh khoản của bất động sản, khi mà trong thời điểm ai cũng đang có xu hướng dự trữ tiền mặt nhiều hơn, thì khả năng thanh khoản chính là điểm bất lợi lớn nhất cho các nhà đầu tư bất động sản so với các khoản đầu tư như ngoại tệ, gửi tiết kiệm và vàng. Cộng thêm việc lưu thông của dòng tiền đang chậm lại cũng là điều khiến các nhà đầu tư e dè hơn trong thời điểm hiện tại.

Vậy để đạt được những lợi thế cạnh tranh và ít rủi ro khi đầu tư trong thời điểm hiện tại, thì đâu là sản phẩm bất động sản mà các nhà đầu tư nên lựa chọn trong thời điểm hiện tại?

 

3. TẦM NHÌN ĐẦU TƯ

 

Khi nhìn lại toàn cảnh của bức tranh đầu tư bất động sản hiện nay, có thể thấy những lợi thế và giá trị rất cao cho những nhà đầu tư dám mạo hiểm ở thời điểm hiện tại. Và đối với những nhà đầu tư thông minh, các sản phẩm bất động sản cao cấp không phải là lựa chọn hàng đầu trong thời điểm này nữa, mà các sản phẩm phân khúc tầm trung, sản phẩm đánh vào nhu cầu ở thực mới chính là “món hời” lớn nhất nếu xuống tay đầu tư trong thời điểm hiện nay. Tại sao vậy?

 

 

Căn hộ Roxana Plaza thuộc phân khúc tầm trung - Thuận An, Bình Dương

 

Khi mà tình hình kinh tế bị ảnh hưởng kéo dài thì việc lựa chọn bất động sản phân khúc trung cấp chính là kênh đầu tư với mức rủi ro thấp nhất và có khả năng sinh lời cao trong thời điểm hiện tại (vì khi tâm lý dự trữ tiền mặt tăng cao thì đồng nghĩa rủi ro ở các phân khúc khác là rất cao trong lúc này).

Và thêm một lý do nữa, khi mà trong thời điểm hiện tại dự trữ tiền mặt là ưu tiên hàng đầu của tất cả mọi người thì điều này lại đi ngược với quy tắc “không nên bỏ trứng cùng 1 rổ” của các nhà đầu tư. Cho nên, đối với các nhà đầu tư - đặc biệt là những người am hiểu về tài chính, họ hiểu rằng việc dự trữ tiền mặt tại nhà hoặc gửi tiết kiệm trong thời kỳ suy thoái là một phương án rất “không sáng suốt”.

Từ những lý do trên, càng thêm khẳng định việc đầu tư vào bất động sản phân khúc tầm trung chính là lựa chọn sáng suốt nhất thời điểm hiện tại. Vậy nên, các nhà đầu tư có thể cân nhắc về phương án đầu tư đón đầu đầy tiềm năng ở thời điểm này. 

"Những nhà đầu cơ giỏi luôn luôn chờ đợi và có sự kiên nhẫn, chờ đợi thị trường xác nhận đánh giá của họ." – Jesse Livermore!

  Theo G.Hân

Tags: